Cập nhật tình hình phát triển ngành công nghiệp tại Việt Nam

到2025年,调整工业增长方式

*Thực trạng ngành công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam

Năm 2023 được đánh giá là một năm kinh tế khó khăn khi việt nam chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động chính trị và kinh tế thế giới. Tuy nhiên, theo làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, ngành bất động sản công nghiệp vẫn duy trì được vị thế, là điểm sáng nổi bật trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế Việt Nam. Theo Thông cáo báo chí tình hình Kinh tế xã hội quý I/2024 của Tổng cục Thống kê, ngành sản xuất công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc và tăng trưởng ổn định với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18%. Đây là giá trị đáng ghi nhận và có tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Năm 2024, ngành sản xuất công nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng mạnh
Năm 2024, ngành sản xuất công nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng mạnh

1. Tổng quan về tình hình phát triển ngành công nghiệp tại Việt Nam năm 2024

1.1. Sự phát triển của ngành công nghiệp năm 2024

Ngành công nghiệp tiếp tục cho thấy những tín hiệu tích cực. Các doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng công nghệ tiến tiến vào sản xuất, hướng đến sử dụng công nghệ xanh, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút rất nhiều nhà đầu tư quốc tế.

Sự phát triển của ngành công nghiệp năm 2024
Sự phát triển của ngành công nghiệp năm 2024, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

1.2. Thách thức đối với ngành công nghiệp Việt Nam 2024

  • Sự thay đổi về công nghệ: đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cập nhật và đầu tư vào công nghệ mới.
  • Khó khăn về nguồn vốn và nhân sự: ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động sản xuất và cạnh tranh trên thị trường.
  • Rủi ro về trái phiếu doanh nghiệp: đòi hỏi doanh nghiệp quản lý tài chính chặt chẽ và đề ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

1.3. Cơ hội phát triển ngành công nghiệp năm 2024

  • Chú trọng vào “Thu hút ngoại lực, phát huy nội lực”: Việc tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ giúp ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
  • Thiết bị hoạt động hiện đại tự động: giúp doanh nghiệp tối ưu hóa công suất sản xuất, quản lý dây chuyền sản xuất hiệu quả hơn giúp tăng cường quá trình vận hành của nhà máy và giảm thiểu sự cố sản xuất.
Những thách thức và cơ hội phát triển ngành công nghiệp năm 2024
Những thách thức và cơ hội phát triển ngành công nghiệp năm 2024

2. 03 điểm sáng của ngành công nghiệp và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp năm 2024

Ngành công nghiệp năm 2024 được đánh giá là thời kỳ mở ra của ngành công nghệ, khi các doanh nghiệp đã nhập khẩu và đưa những máy móc công nghệ cao vào hoạt động sản xuất dây chuyền.

  • Sự đa dạng hóa ngành công nghiệp từ sản xuất, chế biến đến công nghệ cao đang giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
  • Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất công nghiệp.
  • Xây dựng, đầu tư vào nâng cao công nghệ sản xuất, đào tạo lao động chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngành công nghiệp hiện đại.
Những điểm sáng của ngành công nghiệp tại Việt Nam năm 2024
Những điểm sáng của ngành công nghiệp tại Việt Nam năm 2024

3. 03 chiến lược thúc đẩy sự phát triển cho ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Theo Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 của Chính phủ ban hành. Các chiến lược thúc đẩy phát triển công nghiệp bao gồm:

3.1. Chiến lược xác định nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển và định hướng quy hoạch không gian theo lãnh thổ

  • Ưu tiên phát triển nhóm 3 nhóm ngành công nghiệp là ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành Điện tử và Viễn thông và ngành Năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
  • Quy hoạch không gian theo các vùng lãnh thổ như địa phương có 4 vùng kinh tế trọng điểm và 5 khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển.
Xác định nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển
Xác định nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển và định hướng quy hoạch

3.2. Chiến lược điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp đến năm 2025

  • Điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp dựa trên số lượng và năng suất, chất lượng, đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn.
  • Phân bố không gian, đảm bảo phù hợp giữa các vùng trên cả nước, giải quyết  tình trạng mật độ công nghiệp cao ở một số khu vực.
Từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp đến năm 2025
Từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp đến năm 2025

3.3. Chiến lược thúc đẩy công nghiệp tăng trưởng đến năm 2035

Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến, các sản phẩm của công nghiệp có thương hiệu uy tín, có chất lượng và giá trị cao.

4. Chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2025 – 2035

Với định hướng xây dựng chính sách phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Chính phủ ban hành các chính sách như:

  • Phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
  • Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên
  • Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp
  • Phát triển doanh nghiệp công nghiệp
  • Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp
  • Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản; chú trọng bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển công nghiệp

Đây là những chính sách mà Việt Nam cần triển khai để đảm bảo ngành công nghiệp duy trì sự ổn định và phát triển bền vững.

Năm 2024, ngành công nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển đáng chú ý, với việc tăng cường đầu tư vào công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường xuất khẩu. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc khuyến khích đầu tư từ nước ngoài, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường cũng như thúc đẩy hợp tác giữa ngành công nghiệp và nông nghiệp trong giai đoạn sắp tới.

*Nguồn tham khảo:

  • Tham khảo tài liệu – Nguồn: BỘ TÀI CHÍNH
  • Tham khảo tài liệu – Nguồn: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VIỆT NAM
  • Tham khảo tài liệu – Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ